Khu di tích Lam Kinh

Khu di tích Lam Kinh có diện tích 200 hécta (thuộc tỉnh phận Huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa). Đây là nơi bắt đầu dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược trong lịch sử Việt Nam hào hùng của người anh hùng Lê Lợi. Vào năm 1428, niên hiệu Lê Thái Tổ ra đời, Lam Kinh chính là nơi được chọn để xây dựng kinh thành thứ 2, còn được gọi là Tây Kinh. Đây được xem là nơi cội nguồn của dòng họ đế Vương đã từng bình ngô giữ nước của dân tộc ta.

Khu di tích Lam Kinh (Lam Sơn) thuộc huyện Thọ Xuân, nơi gìn giữa miếu tường của Nhà Lê. Địa danh này nằm ở phía Tây, cách Thành phố Thanh Hoá hơn 50km. Nơi có ‘Hội thề Lũng nhai’ 18 vị khai quốc công thần của triều Lê. Với những anh hùng dân tộc đã làm rạng rỡ non sông, gấm vóc. Đền thờ Lê Lai ở Kiên Thọ, một vị  tôi trung đã liều mình cứu chúa (Lê Lợi), trong cảnh giặc vây, ráp (ngàn cân treo sợi tóc) một mất một còn. Rồi Nguyễn Trãi danh nhân văn hoá nghe theo lời cha: Nguyễn Phi Khanh từ ngoài Bắc vào phò tá Lê Lợi giết giặc cứu nước. Trong khu di tích Lam Kinh có tấm bia đá có kích thước: Dài, rộng, dày lớn nhất nước ta là bà Vĩnh Lăng. Cũng ngay cạnh tấm bia này là cây đa lưu niệm tự tay đồng chí Tổng Bí thư: Lê Khả Phiêu trồng. Mới ngày nào đó mà nay tán lá đã biến xanh,  cao quá đầu người. Du khách đã mến cảnh non xanh, nước biếc, hữu tình về với người Xứ Thanh tao nhã, nếu khách mà không viếng thăm khu di tích lịch sử Lam Kinh là một thiệt thòi lớn. Bởi nơi đây cảnh quan tuyệt vời: Khí hậu luôn mát mẻ, trong lành, đồi núi lô nhô như bát úp, thoai thoải, xứ sở của nhiều loài chim quý. Khu di tích Lam Kinh (Lam Sơn) thực sự là bức tranh sống động cuốn hút khách thập phương. Lam Kinh còn là một bảo tàng sống in đậm công trạng của ông, cha thế hệ đi trước đã một thời dựng nước, giữ nước, cũng là quê hương của anh hùng dân tộc Lê Lợi và các tướng lĩnh nghĩa quân, sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi, giành lại nền độc lập cho đất nước. Đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt luận chứng phục hưng, trùng tu, tôn tạo trong nhiều năm để trở thành Trung tâm đón du khách trong nước và quốc tế, ban đầu dự án lớn, cps vốn đầu tư là: 22 tỷ đồng. Ngược dòng thời gian thì tỏ: Năm 1433 Lam Kinh được xây dựng (khi Lê Lợi băng hà). Năm 1432 kiến tạo thêm miếu thờ thái mẫu (mẹ của vua). Sau đó một nạn hoả tai đã tàn phá các công trình. Đến năm 1448, Lê Nhân Tông cho xây dựng lại. Các triều đại hậu duệ xây thêm nhiều điện nguy nga: Điện Quang Đức, điện Diên Khánh … Diện tích khu Lam Kinh vào khoảng hơn 40 ha. Khúc sông Chu xanh trong, êm đềm, hiền hoà trước cung điện gọi là Ngọc Khê. Nơi đây có dựng hồ bán nguyệt: Phong cảnh hữu tình … hồ sen ngát hương, là nơi thi hứng. Vào cổng chính, qua sâu thị triều ta lên điện thờ. Dọc đường lên xuống có tứ long bằng đá lớn. Cấu trúc hình chữ vương là điện thờ có vị trí cao hơn. Trên 50 tảng đá lớn còn lại, có đường kính (f) mỗi tảng 0,8m đủ thấy cung điện khá quy mô. Với mặt nền diện tíc khoảng 1.000m2 của 17 gian nhà, được lát gạch cỡ lớn. Ta gặp một lối đi ngắn từ điện đến hậu cung: Cấu trúc khu này có 9 gian, phía sau có giếng ngọc và đường trục vào mộ Lê Lợi. Là địa danh quy tụ nhiều bia mộ của các vua triều Lê. Qua biến cố thời gian, chỉ còn: bia Vĩnh Lăng (Lê Thái Tổ, dựng năm 1433; bia Chiêu Lăng (Lê Hiến Tông) dựng năm 1505; bia (Lê Túc Tông) dựng năm 1504 và bia Hoàng hậu (Ngô Thị Ngọc Dao) dựng năm 1498. Nhưng tấm bia hiện nay có kích thước to nhất nước ta là bia: Vĩnh Lăng, cao 2,7m, rộng 1,94m, dày 0,2m, bia được trang trí nghệ thuật cao, điệu khắc đặc sắc, có đôi rồng vươn nổi trên nền đám mây chạm thưa cùng những hoạ tiết sóng nước.

rất đông du khách đến viếng điện Lam Kinh và tham quan

Là tài liệu lịch sử giá trị, bia Vĩnh Lăng do Nguyễn Trãi viết. Toàn bộ sự nghiệp và cuộc giải phóng dân tộc ta đầu thế kỷ 15 do Lê Lợi lãnh đạo được khái quát hàm súc, hào khí trong nội dung tấm bia này. Phần sau cùng phải kể: Là những con rồng đá ở bậclên xuống nơi điện thờ. Gồm những phiến đá lớn, có hình rồng uy vũ. Những áng mây được thể hiện và bố cục hài hoà, làm cho rồng như đang bay vậy. Đến bệ rồng hình tam giác là một bông hoa lớn đang nở với những đường néy  chạm khắc điêu luyện, mạnh mẽ. Đây là minh chứng sáng tạo mới của nền nghệ thuật điêu khắc đá nước ta ở thế kỷ 15, 16./.

Cây ổi cười ở Khu di tích quốc gia Lam Kinh Bia Vĩnh Lăng là bia nổi bật nhật của khu di tích lam kinh, nơi đây còn rất nhiều bia cổ độc đáo. Cây đa cổ thụ ở Khu di tích quốc gia Lam Kinh.Hai bên lăng mộ vua Lê Thái Tổ là 2 cặp voi đá ngọ môn 3 gian

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *